Lý do gây ra mụn bọc và cách trị mụn bọc ở má

Khi các bạn ở độ tuổi thanh thiếu niên, sẽ chẳng là lạ nếu đôi lúc trên mặt bạn xuất hiện một vài nốt mụn. Tuy nhiên nếu chúng không phải các nốt mụn nhỏ có nhân bên trong mà ở dạng viêm to, đỏ và gây sưng đau nhức, chứng tỏ rằng tình trạng mụn của bạn đã phát triển ở mức độ nghiêm trọng, người ta gọi đó là mụn bọc, mụn này thường xuất hiện nhiều nhất trên má.Cùng tìm hiểu mụn bọc là gì và cách trị mụn bọc ở má ở bài viết dưới đây
Mụn bọc sẽ sưng đỏ và gây đau nhức cho bạn
Mụn bọc sẽ sưng đỏ và gây đau nhức cho bạn
Không giống với những mụn đầu đen hay là mụn đầu trắng, mụn bọc không có trồi nhân lên mà lại chứa rất nhiều mủ bên trong, sau khi hết thường gây ra vết thâm, sẹo lồi, sẹo lõm trên khuôn mặt bạn. Mụn bọc thường hay xuất hiện ở phần nửa dưới của khuôn mặt, nhất là hai bên má (mụn bọc ở vùng  má). Một số cách trị mụn bọc sau đây có thể giúp bạn lấy lại làn da đẹp

Nguyên nhân gây nên mụn bọc ở má

Mụn bọc từ đâu mà ra, nguyên nhân do đâu
Mụn bọc từ đâu mà ra, nguyên nhân do đâu
Mụn bọc thuộc dạng nặng nhất trong những loại mụn, xuất hiện chủ yếu do làn da của bạn bị nhiễm khuẩn P.Acnes ở trong nang lông. Khi các vi khuẩn này thâm nhập vào trong nang lông, da sẽ phản ứng lại, dẫn đến sự phát triển mụn bọc. 
Khi vừa mới xuất hiện, mụn thường sẽ là những nốt nhỏ màu đỏ ở trên má, sau đó chúng sẽ sưng lên thành nốt đỏ lớn, cứng và làm bạn đau nhức. Nếu không trị dứt điểm mụn bọc sẽ dẫn đến tình trạng những nốt mụn lây lan khắp cả hai bên má, tạo nên một vùng sưng đỏ không những đau rát mà còn mất thẩm mỹ. Lý do mọc mụn ở hai bên má và chúng lây lan đó là:
Vệ sinh da chưa sạch
Môi trường chúng ta đang sống có rất nhiều bụi bẩn do không khí ô nhiễm, da sẽ tích tụ vi khuẩn cùng với dầu thừa… đây là điều kiện đầu tiên gây ra tình trạng mụn bọc. Khi các lỗ chân lông bị bí tắc bởi những tác nhân kể trên, có nghĩa là bã nhờn và bụi bẩn đã bị tích tụ dưới da gây nên viêm, từ đó tạo cơ hội cho mụn bọc nổi trên má.
Sự thay đổi hormone trong cơ thể
Rối loạn hormone diễn ra ở biến ở lứa tuổi dậy thì (sự thay đổi này diễn ra đối với cả nam lẫn nữ), giai đoạn tiền kinh nguyệt, thời gian mang thai và cho con bú, giai đoạn tiền mãn kinh (nhất đối với phụ nữ lớn tuổi). Mặt khác, nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai hoặc kinh nguyệt hàng tháng không đều, thì nguy cơ mụn bọc đe dọa cũng rất cao.
Khi các hormone trong cơ thể bị rối loạn sẽ gây kích thích những tuyến nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn. Và nếu trên da có quá nhiều dầu thừa sẽ dẫn tới bít tắc các nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn P.acnes tấn công vào các tế bào và làm cho mụn bọc phát triển.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học
Ăn uống 1 cách khoa học giúp bạn cải thiện tình trạng mụn
Ăn uống 1 cách khoa học giúp bạn cải thiện tình trạng mụn
Nếu bạn thích ăn nhiều đường, thức ăn từ tinh bột và thức ăn có dầu mỡ, ít chất xơ là chất xúc tác kích thích cho mụn bọc nổi nhiều hơn ở má. Mặt khác, lối sống về đêm (thức khuya do bận rộn hoặc stress) cũng là một nguyên nhân khiến da trở nên xấu đi, kéo theo các nốt sưng mụn có khả năng phát triển thành mụn bọc.

Cách trị mụn bọc ở má hiệu quả

Kháng sinh thông qua đường uống
Kháng sinh thông qua đường uống có khả năng kiểm soát các loại vi khuẩn gây ra mụn, đồng thời làm giảm sưng viêm. Một số loại thuốc kháng sinh thông qua đường uống được các bác sĩ da liễu chỉ định là tetracyclin, minocyclin, doxycycline, clindamycin,…
Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai sẽ cân bằng lại nột tiết trong cơ thể
Thuốc tránh thai sẽ cân bằng lại nột tiết trong cơ thể
Nếu các bạn bị mụn bọc trên má lý do bạn bị rối loạn nội tiết tố thì hãy nghĩ tới việc cần điều chỉnh lại hormone bằng cách sử dụng thuốc tránh thai. Nhờ công dụng ức chế nồng độ testosterone ( đây là một loại nội tiết androgen) trong cơ thể, thuốc tránh thai làm ức chế sản sinh bã nhờn, hạn chế nguy cơ gây nên mụn bọc.
Bôi các sản phẩm trị mụn
Để điều trị mụn bọc ở trên má, các loại thuốc thoa bình thường sẽ không mang lại hiệu quả tốt nhất. Thay vì vậy, bạn sẽ được chỉ định sử dụng những dòng sản phẩm có chứa thành phần chứa axit salicylic, benzoyl peroxide, và hydrocortisone,… Chúng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, làm giảm sưng viêm đồng thời thu nhỏ mụn. Đặc biệt là tình trạng thâm hoặc sau mụn cũng sẽ được hạn chế.
Tiêm thuốc cortisone
Được ví von là  “cây đũa thần”, bởi vì phương pháp tiêm cortisone (hay tiêm steroid) hay thường được bác sĩ da liễu chỉ định đối với các trường hợp mụn viêm sưng lớn và cứng. Corticosteroid sẽ được pha rất loãng sau đó tiêm trực tiếp vào những nốt mụn, khiến mụn trở nên mềm dần rồi xẹp sau đó chỉ vài ngày. Bên cạnh ưu điểm có thể trị mụn bọc nhanh chóng thì phương pháp này còn giúp làm giảm nguy cơ hình thành sẹo thâm do mụn nên rất thích hợp với những bạn có cơ địa dễ để lại sẹo mụn và vết thâm.
 
Song vậy, tiêm cortisone thường sẽ kèm theo tác dụng phụ là làm vùng da được tiêm bị teo lại, vùng được tiêm sẽ lõm xuống gây ra sẹo lõm. Sẽ mất khá nhiều thời gian (có thể lên tới 6 tháng) để phục hồi tình trạng sẹo lõm này.

Cần lưu ý gì khi điều trị mụn bọc ở  má

Cần lưu ý gì khi bị mụn bọc
Cần lưu ý gì khi bị mụn bọc
Luôn luôn giữ da mặt thật sạch sẽ: Thông thường vùng da ở hai bên má không đổ dầu nhiều như xung quanh vùng chữ T (khu vực trán, mũi và cằm), nhưng khi hai bên má xuất hiện những nốt mụn bọc, nghĩa là bạn phải chăm sóc lại vùng da này kỹ hơn trước.
Tuyệt đối không được nặn mụn bọc: Bạn nghĩ khi nặn mụn sẽ làm mụn xẹp đi và giảm bớt sưng tấy? Nhưng không như bạn nghĩ, mụn sẽ bị hành động nặn mụn khiến sưng to hơn, kéo theo viêm nhiễm làm tình trạng mụn lâu lành. Chưa kể đến nếu bạn không nặn đúng cách, mụn sẽ còn để lại sẹo lõm ở hai bên má, làm mất thẩm mỹ.
Hạn chế trang điểm: Vì vùng da ở hai bên má mỏng nên khi bị mụn bọc thì vùng da này sẽ trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Do đó mà, khi bạn sử dụng mỹ phẩm trang điểm nhiều lớp nhằm mục đích che đi thì da bạn đã vô tình bị bắt buộc phải tiếp xúc với những hóa chất có chứa trong mỹ phẩm, gây tình trạng mụn càng trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn bắt buộc cần phải trang điểm, thì bạn nên lưu ý lựa chọn loại mỹ phẩm không có chứa dầu, bên cạnh đó cần tẩy trang kỹ sau khi trang điểm bằng dung dịch tẩy trang thích hợp với da bạn và sữa rửa mặt dịu nhẹ.
Đắp mặt nạ: Các loại mặt nạ có nguồn gốc từ nguyên liệu thiên nhiên rất hiệu quả trong việc tiêu diệt các vi khuẩn, làm sạch da mặt đồng thời giảm sưng viêm. Thực hiện đều đặn 2 đến 3 lần một tuần, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả không ngờ.
Làm bạn cùng kem chống nắng: Dù bạn đội mũ và đeo khẩu trang che chắn để tránh cho da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời  là chưa đủ, bạn cần thoa kem chống nắng nữa thì mới bảo vệ làn da tuyệt đối khỏi tác hại của tia UVA và UVB. Bạn nên chọn loại kem nào có chỉ số SPF từ 30 trở lên tốt nhất là loại kem chống nắng không chứa dầu.

Chế độ ăn khoa học: Hạn chế nạp vào cơ thể những thực phẩm cay nóng, thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, … Thay vì vậy, bạn nên tăng cường thêm rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và sử dụng các loại nước detox thanh lọc cơ thể như chanh, mật ong, trà xanh, giấm táo… Tập thể dục đều đặn và tránh xa căng thẳng, thức khuya.

 

Từ khóa : cách trị mụn bọc, cach tri mun boc