Nội dung bài viết
1. Nặn mụn – nên hay không?

Việc nặn mụn không đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ để lại sẹo và thâm mụn kéo dài bởi các chất viêm, mủ có cơ hội phân tán ra mô xung quanh, võ sâu xuống bên dưới và làm tình trạng viêm đỏ gia tăng, mụn diễn biến nặng hơn, đau nhức hơn, thậm chí nhiễm trùng và gây sẹo vĩnh viễn. Điều này thường thấy khi bạn tự nặn mụn ở nhà.
Ngoài ra, nhân mụn mở có thể xuất hiện trở lại trong khoảng 20-40 ngày sau khi lấy nhân mụn. Các nhân đóng (đầu trắng) xuất hiện trở lại trong khoảng 30-50 ngày sau đó. Có một thực tế là sau lấy nhân mụn, cho dù đúng kỹ thuật thì gần như các nhân cũng không được loại bỏ hoàn toàn, chưa nói đến các tín mụn viêm, mủ.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, không thể phủ nhận việc đúng cách sẽ mang lại những tác động có lợi như giảm số lượng tổn thương sần viêm và mang lại cảm giác cải thiện bề mặt da ngay lập tức với những tổn thương gom cồi sần trên bề mặt da.
1.1 Các nguyên tắc khi nặn mụn
- Chỉ được phép thực hiện bởi các bác sĩ da liễu và nhân viên y tế đã được đào tạo bài bản: Bởi chỉ họ mới có khả năng nắm rõ và thực hiện tốt những kỹ thuật để loại bỏ nhân mụn,
- Nặn mụn đúng cách: Đúng chỉ định, đúng tổn thương, đúng thời điểm (chỉ lấy nhân mụn không viêm và được gom cồi tốt).
- Trang thiết bị chuyên biệt: Có sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị vô khuẩn và những thiết kế chuyên biệt sẽ giúp hạn chế những tổn thương.
- Nặn mụn đúng quy trình: Quy trình lấy nhân mụn được thiết kế bài bản giúp giãn nở lỗ chân lông, nới lỏng các bít tắc của nhân mụn để tạo điều kiện tốt khi lấy, sát khuẩn trước và sau khi lấy, đồng thời có các phương pháp làm dịu da để tránh những tổn thương có thể gây sẹo.
- Sử dụng dao phẫu thuật khi cần: Đối với những nhân mụn sâu bên dưới, khó lấy, các bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng đầu dao phẫu thuật số 11 hoặc lancet trích máu để mở miệng tổn thương, hạn. chế để hạn chế làm tổn thương trong quá trình thực hiện.
- Khâu vệ sinh, vô trùng phải được đảm bảo: Như các quy trình vô khuẩn trong thực hiện các thủ thuật y khoa khác để tránh viêm nhiễm, lây lan.
Nặn mụn là một thủ thuật chỉ nên được thực hiện trong phòng tiểu phẫu dưới sự chỉ đạo hoặc trực tiếp từ các chuyên gia da liễu.
1.2 Giải pháp nào cho các loại mụn viêm, nang lớn?
Đáp án không phải là lấy nhân mụn mà là thực hiện thủ thuật xẻ và dẫn lưu mủ hoặc kết hợp kỹ thuật tiêm corticoid giúp đẩy nhanh quá trình lành mụn và giảm nguy cơ hình thành sẹo xấu.
Chỉ có bác sĩ mới được đào tạo để tiêm như thế nào cho tốt nhất (phải thực hiện đúng thời điểm, sử dụng nồng độ hợp lý để tránh nguy cơ làm teo da, giãn mạch hoặc thay đổi sắc tố da do tác dụng phụ của thuốc tiêm). Hiệu quả thường thấy được trong vòng 48-72 giờ sau khi tiêm.
Thủ thuật lấy nhân mụn không thay thế được các liệu trình trị liệu khác (ví dụ như thuốc bôi để dự phòng mụn).
1.3 Làm gì để ngưng thói quen nặn mụn?
Nặn mụn không đơn giản chỉ là thói quen Nếu sau khi bạn đã hiểu hết những tác động lợi – hại của việc nặn mụn và thử cố gắng nhiều mà vẫn không thể nào quên thói quen này, thì những thông tin mà chúng tôi sắp để cập có thể giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn, từ đó có hướng xử lý đúng hơn cho tình trạng của mình.
Thói quen “ghiền” nặn gãi da là một bệnh tâm lý thuộc nhóm “rối loạn ám ảnh cưỡng chế”, một trong các bệnh các rối loạn kiểm soát hành vi trùng lặp vào cơ thể (body-focused repetitive behaviors, BERB) và thường có các yếu tố khác của chủ nghĩa hoàn hảo”. Đây quả thực là một vấn đề cần phải điều trị.
1.3.1 Nguyên nhân.
Những nguyên nhân phổ biến của BFRB chủ yếu liên quan đến vấn đề về thần kinh mất cân bằng, tâm lý stress, mất cân bằng sinh hóa, đôi khi cũng do di truyền hoặc gặp một số chấn thương thời thơ ấu… Nó thôi thúc phải chích, nặn hoặc làm gì đó lên chính bản thân. mình thì khi đó mới trở lại bình thường được.
1.3.2 Giải pháp
Nếu như bạn thấy mình có những vấn đề nêu trên thì hãy trao đổi với bác sĩ, từ đó đánh giá, xác định lại các yếu tố ảnh hưởng. Cần nhớ rằng đây là một căn bệnh thật sự chứ không đơn giản chỉ là một thói quen, cá tính đặc thù. Bác sĩ da liễu cùng với bác sĩ tâm lý sẽ đưa ra những hướng giải quyết phù hợp. Kể cả việc sử dụng thuốc hay những liệu pháp hành vị và huấn luyện thay đổi thói quen. Trên hết, để ngưng nặn mụn, việc đầu tiên có lẽ phải thay đổi từ cách suy nghĩ và có niềm tin vào việc thay đổi đó.
Dưới đây là những gợi ý mà bạn đọc có thể áp dụng cho mình hoặc người thân khi rơi vào tình huống này:
- Hãy cùng tìm hiểu kỹ lại nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đưa ra phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.
- Điều trị sớm và chủ động.
- Không để tay không hoặc tay ở trạng thái nghỉ ngơi, nên nắm đồ vật nào đó khi rảnh tay. Hãy thử cầm một chuỗi tràng hạt, một quả bóng cao su hay một đồ chơi tiêu khiển ưa thích của bạn.
- Có thể chườm đá mỗi khi có hành vi BFRB thôi thúc.ĐIỀU CẦN NHỚKhông đụng tới gương khi không thật sự cần thiết. Bởi lẽ việc điều trị mụn sẽ cần thời gian để thấy được hiệu quả, việc cứ kiểm tra, soi mói chỉ kích thích thói quen tự nặn mụn mà thôi.
2. Áp đá để chữa mụn – khi nào sử dụng
Phương pháp áp lạnh (cryotherapy) được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị mụn.
2.1 Tác dụng của việc áp đá trong việc cải thiện mụn viêm
- Giảm tình trạng sưng nề của các dạng mụn có viêm: Giảm viêm đỏ, giảm đau đi kèm trong những trường hợp mụn nang hoặc cục lớn (không có hiệu quả đối với những tổn thương mụn không viêm), giảm kích thước của mụn, rút ngắn các giai đoạn trưởng thành của mụn.
- Giảm nhờn, giảm mụn, giúp quá trình lành các tổn thương diễn ra nhanh hơn.
Tuy nhiên,cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về việc việc áp đá đơn thuần có thể điều trị được mụn trứng cá.
Áp đá lên mụn chỉ được coi là một biện pháp bổ trợ cho quá trình chăm sóc da hàng ngày trong việc làm giảm các triệu chứng của mụn viêm. Việc “động tay động chân” không đúng cách có thể khiến vấn đề trở nên tệ hại hơn
2.2 Áp đá như thế nào cho đúng cách
- Làm sạch da.
- Áp đá vào đúng chỗ bị mụn viêm sưng từng phút một, không Loay hoặc chườm trên diện rộng. Áp một phút sau khi rửa mặt vào buổi sáng và tối. Nếu mụn viêm nhiều, có thể thực hiện lặp lại, mỗi lần cách nhau năm phút. Việc kiểm soát thời gian tốt sẽ giúp hạn chế tổn thương da gây ra do lạnh..
- Có thể áp đá lên ngay nốt mụn viêm đỏ, sưng đau trong khoảng một phút. Mỗi ngày có thể thực hiện hai lần cho đến khi cải thiện tình trạng sưng viêm của vùng da bị mụn.
2.3 Lưu ý khi thực hiện
- Nên bọc đá trong một mảnh vải mỏng hoặc giấy thấm (không áp trực tiếp đá lên da) để tránh tình trạng bỏng lạnh.
- Chườm lạnh trong một khoảng thời gian ngắn (tối đa không quá ba lần).
- Chườm trước khi thoa sản phẩm điều trị hoặc các bước chăm sóc kế tiếp.
- Ngưng thực hiện và báo với bác sĩ ngay khi thấy các triệu chứng viêm đỏ lan rộng, xuất hiện mụn nước, tê buốt kéo dài, thay đổi màu sắc da
3. Đắp tỏi trong điều trị mụn – thực hư thế nào?
Tỏi không chỉ là thứ gia vị không thể thiếu trong nhà bếp mà nó còn được biết đến với khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus và sát trùng.
3.1 Tác dụng của tỏi trong điều trị mụn
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tôi không những giúp tiêu diệt các vị khuẩn gây nên mụn mà nó còn giúp điều hoà việc tiết nhờn, kháng khuẩn, làm giảm tình trạng sưng, viêm, cải thiện tuần hoàn lưu thông máu.
Tỏi không chỉ là thứ gia vị không thể thiếu trong nhà bếp mà nó còn được biết đến với khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus và sát trùng.
3.1 Tác dụng của tỏi trong điều trị mụn
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tôi không những giúp tiêu diệt các vị khuẩn gây nên mụn mà nó còn giúp điều hoà việc tiết nhờn, kháng khuẩn, làm giảm tình trạng sưng, viêm, cải thiện tuần hoàn lưu thông máu.
3.2 Tác dụng phụ khi sử dụng tỏi điều trị tại chỗ
Thực tế, trong tỏi có hoạt chất sulfur tính kháng viêm, kiềm khuẩn, nhưng đắp tỏi trực tiếp hoặc nước ép tỏi đều có khả năng gây bỏng da vùng đắp hoặc bị kích ứng, phát ban, viêm da dạng herpes, tổn thương da bọng nước, mày đay, rối loạn sắc tố sau viêm… đặc biệt những tác dụng phụ này hoàn toàn có thể dễ dàng xảy ra khi sử dụng tỏi để điều trị mụn đối với da nhạy cảm.
Cho đến nay, việc sử dụng tỏi để trị mụn vẫn chưa có đủ những bằng chứng khoa học rõ ràng và chắc chắn về tính hiệu quả công như an toàn. Do đó bác sĩ da liễu hoàn toàn không khuyên dùng tỏi tươi trị mụn, thay vào đó có thể sử dụng một số loại thuốc bôi, lotion, toner có sulfur với cùng tác dụng và thành phần đã được kiểm soát về nồng độ và các chất phụ gia (mặc dù những sản phẩm này sẽ có mùi hơi nồng, đó là mùi đặc trưng của sulfur).
4. Dùng kem đánh răng để trị mụn?
Chắc hẳn nhiều bạn đã hoặc đang dùng cách này để chấm lên. những nốt mụn viêm của mình và cảm giác nhân mụn khô đi. Nhưng khoan hãy vội kết luận “kem đánh răng có thể trị mụn”. Hãy cùng chúng tôi làm rõ những vấn đề này thông qua một số thành phần có trong kem đánh răng:
- Thành phần triclosan có chức năng tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng nhưng hầu như không còn xuất hiện trong kem đánh răng nữa, bởi nó có liên quan đến những tác động ức chế lên hormone tuyến giáp.
- Chất làm trắng sáng như baking soda tạo cảm giác khô cồi mụn nhưng đồng thời chúng có thể làm mất cân bằng pH trên da, gây khởi phát nên tình trạng đỏ da, ban da, ngứa hoặc châm chích.
- Sodium lauryl sulfate có liên quan đến tình trạng kích ứng da, đặc biệt là tình trạng da đang viêm đỏ.
- Flo hóa có thể làm khởi phát tình trạng viêm da quanh miệng (kích ứng, đỏ da, sẩn, mụn nước).
Những phân tích ở trên cho thấy rằng việc sử dụng kem đánh, để điều trị mụn là không có cơ sở khoa học và thậm chí có thu nặng thêm tình trạng mụn. Vì thế, hãy giải quyết vấn đề mình gặp phải một cách hiệu quả và an toàn bằng cách sử dụng kem đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu, tránh tình trạng phát hoặc chuyển biến xấu hơn.
5. Sản phẩm thiên nhiên trị mụn và những sự thật đằng sau.
Chủ đề này sẽ không hướng dẫn bạn đọc cách đắp dưa chuột như thế nào, cách thái lát lô hội để sử dụng ra sao mà chỉ nói đến các loại “thảo dược” trong thiên nhiên dựa trên thành phần hoạt tính chính của nó mà y học hiện nay xác định được. Đầu tiên, chúng tôi sẽ đề cập đến thuật ngữ “hữu cơ”, “thiên nhiên” đang được nhiều người sử dụng và ưa chuộng hiện nay.
5.1 Thế nào là sản phẩm “hữu cơ – organic”?
Thuật ngữ “hữu Cơ – organic” này được sử dụng đầu tiên vào năm 1940 trong lĩnh vực nông nghiệp. Đến tháng 8 năm 2005, các sản phẩm không phải là thức ăn như sản phẩm chăm sóc da được công nhận và gắn nhãn mác organic – hữu Cơ.
5.1.1 Nguyên liệu hữu cơ là gì?
là những nguyên liệu được nuôi trồng và sản xuất theo lối nông nghiệp sạch, không chứa hormone, phân bón hóa học hoặc những Lá làm biến đổi gen, không bị chiếu xạ tiệt trùng, không chứa hương liệu, phẩm màu và các chất bảo quản.
5.1.2 Mỹ phẩm hữu cơ là gì?
Mỹ phẩm hữu cơ (organic) là những loại mỹ phẩm được làm từ nguyên liệu hữu cơ, chiết xuất từ cây cỏ thiên nhiên, hoàn toàn. không có sự xuất hiện của bất kỳ loại hóa chất nào.
5.1.3 Quy định về các sản phẩm hữu Cơ – organic:
- Nếu sản phẩm có chứa 100% thành phần hữu cơ (không tính đến nước) thì có thể được gắn mác “100% từ hữu cơ”.
- Nếu sản phẩm có chứa 95% thành phần hữu cơ thì được dán nhãn “organic”.
- Những sản phẩm có chứa từ 70-94% thành phần hữu cơ sẽ được gắn mác là “được làm từ thành phần hữu cơ” và không được dán nhãn ở mặt trước của sản phẩm.
Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là quy định cục bộ với những sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ, còn lại chưa có sự thống nhất trên thế giới.
Để được công nhận là sản phẩm hữu cơ organic thì sản phẩm đó phải trải qua vô số công đoạn kiểm định và rất tốn kém. Tính trung với một mẫu sản phẩm ít nhất cũng phải trải qua 122 lần đánh giá chỉ tiêu, thậm chí tới 550 lần trong một quy trình đánh giá rất dài và gian nan. Thực tế, không nhiều cơ sở sản xuất đủ tiêu chuẩn vượt qua các bài kiểm tra chất lượng gắt gao như thế này.
5.1.4 Mỹ phẩm dán nhãn 100% thiên nhiên là mỹ phẩm hữu cơ?
Điều này không hoàn toàn đúng. Những thành phần được cho là “natural – thiên nhiên” không phải khi nào cũng là hữu Cơ. Hầu hết chúng đều được trải qua công đoạn “nhân tạo”. Khi đem ra xét duyệt những quy định của NPA, sẽ không đủ điều kiện bởi vì đã được bào chế, pha trộn nhằm mục đích làm tăng hiệu quả của chúng. Ví dụ như thảo dược cỏ thơm (feverfew) được loại bỏ thành phần dạng thoa tại chỗ có chứa parthenolide dễ gây kích ứng hoặc hình thành bọng nước (đối với dạng uống). Tương tự, “active soy” có chứa thành phần đậu nành đã được loại bỏ đi các yếu tố có hoạt tính estrogen.
5.1.5 Mỹ phẩm thiên nhiên (organic – hữu cơ) an toàn hơn mỹ phẩm hóa học?
Hữu Cơ và thiên nhiên không có nghĩa là không dị ứng, không sinh nhân mụn. Thuật ngữ “thiên nhiên”, “hữu cơ”, “đã được kiểm chứng”, “thảo dược” cũng hoàn toàn không đề cập đến tính hiệu quả nào cả.
Thậm chí, rất nhiều trong số chúng có ghi nhận những đặc tính kích ứng da như:
- Gây kích ứng, dị ứng da (điều này có thể xuất phát từ bản thân thảo dược” hoặc dung môi, tá dược của sản phẩm):
– Một số chất dễ gây kích ứng và viêm da. Tinh dầu như bạc hà, cây hương thảo (rosemary), cúc la mã (chamomile) có trẻ gây dị ứng ở một số người (đặc biệt là những người dị ứng với có phấn hương), dầu thực vật và hương liệu (như Bergamot, balsam of Peru…), hương liệu hỗn hợp núp dưới dạng nhóm chất tạo màu hoặc chất gắn kết
– Dung môi là cồn thường có nồng độ không ổn định cây phát ban da, dị ứng, sưng tấy… khi sử dụng lâu dài sẽ làm suy liên kết các lớp tế bào thượng bì (đặc biệt trên nền da nhạy cảm). – Một số độc dược” được thêm vào
– Một số thành phần chứa độc tính được thêm vào (như corticoid, chất giảm viêm NSAID..) nhằm làm giảm phản ứng đa đối với những thành phần kích thích bong da, khi sử dụng lâu dài có thể gây ra gây ra hiện tượng đỏ da, bong da, nứt nẻ và chảy máu.
- Dễ biến tính: Các sản phẩm dung dịch thảo dược có công thức dạng lỏng có thời gian bảo quản ngắn, rất dễ biến tính. Nếu sản Xuất không đảm bảo vô khuẩn sẽ dễ tạp nhiễm, gây ra mụn và nhiễm trùng sau đó.
- Sử dụng không đúng cách: Một số thảo dược có thể tốt khi dùng ở dạng bội nhưng lại gây độc khi uống như tinh dầu tràm trà, thảo được cỏ thơm (feverfew) có thể gây bỏng rộp niêm mạc miệng và hệ tiêu hóa.
- Có khả năng gây độc trên thai kỳ hoặc phụ nữ cho con bú. Những thảo dược có đặc tính kháng androgen có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, thậm chí là có thể gây sẩy thai nếu dùng không đúng cách. Trừ khi được các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm hướng dẫn, còn không thì bạn nên tránh xa các sản phẩm như vậy.
- Quy chuẩn, nguồn gốc không rõ ràng: Ở Việt Nam, hiện tại vẫn. chưa có một ban hành nào quy định về nhãn mác và chứng nhận các sản phẩm hữu cơ. Chính vì thế, các loại sản phẩm tự chế, trôi nổi trên thị trường với các nhãn mác quảng cáo “100% thiên nhiên – hữu cơ” đều không có tính xác thực nào.Có lẽ vẫn tồn tại một vài cơ sở sản xuất có những bài thuốc gia truyền và áp dụng bằng chứng y học rõ ràng. Nhưng thật khó để biết được đâu là thật, đâu là giả bởi người sản xuất không ghi thành phần, cũng không có cơ quan nào xử lý hoặc quy định việc sản xuất, kiểm định. Chính vì thế, bạn đọc cần cực kỳ thận trọng với những thông tin như thế này hơn nữa.
5.2 Tác động điều trị mụn của thảo dược thiên nhiên
Điều trị mụn chủ yếu tập trung vào các yếu tố, nguyên nhân chính hình thành nên mụn như: Ức chế vi khuẩn, kháng viêm, giảm nhờn, kháng androgen… Nhiều loại thảo dược cho thấy có vai trò đáng kể trong điều trị mụn, thông qua các tác động:
- Làm se, giảm nhờn, dịu da sau khi rửa mặt, xông hơi: Cúc la mã, cúc tâm tư, họ yến mạch (trong công thức dạng toner, kem bôi hoặc phối hợp).
- Kháng khuẩn, giảm viêm và chống oxy hóa: Thông qua các thành phần hoạt tính có trong thảo dược như: Usnic acid (cây địa y), tannin và các alkaloid (cây sồi trắng, cây hạt phỉ, lá cây óc chó, trâm Vối (vối rừng), trà lục địa Labrador, cây chân thỏ, oải hương, sầu đâu…
- Thanh lọc cơ thể: Hoa cúc Bellis Perennis, hoa tím tam sắc, cúc gai đen lá hẹp, cúc gai hoa tím, trà xanh…
- Tác động đến hormone: Cây trinh nữ (thường dùng ở giai đoạn trước hành kinh), xuyên tâm liên, ngũ trảo, cây bóng nước, một số loại hoa hồng.Bạn có thể tham khảo các thành phần thiên nhiên thường gặp có hoạt tính trị mụn trong bảng sau đây.
Thảo dược | Phần được bào chế | Thành phần hoạt tính | Kết quả tác động |
Nghệ | Chiết xuất củ | Alkaloid | Kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa |
Cây chè (Camellia sinensis L.) | Trà nóng, rượu ethanol 3% từ lá chè | Polyphenol, acid béo đa không bão hòa, carbohydrate có uronic acid | Kháng viêm, ức chế men 5 a-reductase, kháng khuẩn |
Nha đam (Barbadensis) | Bột và phức hợp chiết xuất | Polysaccharide | Chống oxy hóa, kháng viêm, kháng androgen, kháng khuẩn |
Cây hoa cúc (Anthemis aciphylla) | Tinh dầu từ lá, hoa và phần thân | A-pinene (9-49%) và terpinen-4-ol (22-32%) | Kháng khuẩn |
Cây hoa ban Tây Bắc (Bauhinia variegate) | Chiết xuất | Gốc phenolic | Chống oxy hóa, kháng khuẩn |
Cây măng cụt (Garcinia mangostana) | Ngâm rượu quả măng cụt | Phenolic compound, tannin, flavonoid và xanthone | Chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm |
Cây cam thảo (Glycyrrhiza glabra) | Ngâm rượu phần thân rễ | Dẫn xuất xanthone | Kháng khuẩn |
Mướp đắng (Momordica charantia) | Chiết xuất hạt mướp đắng | Alkaloids, carbohydrates, triterpenes, tannins, flavonoids và proteins | Kháng khuẩn |
Húng quế (Ocimum basilicum L.) | Dầu hoa | Methyl chavicol và a-bergamotene | Kháng khuẩn |
Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.) | Dầu hoa | Eugenol, Y-caryophyllene và methyl eugenol | Kháng khuẩn |
5.3 Lưu ý khi trị mụn bằng phương pháp thiên nhiên
Với những tình huống mụn thông thường thì các loại thảo dược kể trên có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với nhau trong liệu trình điều trị.
Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều sau:
- Sử dụng sản phẩm uy tín (từ các bác sĩ chuyên khoa hoặc đơn vị y học cổ truyền uy tín hướng dẫn) có nhãn mác và ghi rõ thành phần.
- Chỉ áp dụng với những trường hợp mụn nhẹ, mụn trung bình (số lượng sang thương ít).
- Sử dụng lượng nhỏ, tại điểm mụn đối với các tinh dầu, nước ép trực tiếp từ các thảo dược. Thận trọng khi đắp trực tiếp cây cỏ, thực vật lên da.
- Sử dụng trong thời gian ngắn, bảo quản nơi thoáng mát, theo dõi các hiện tượng đóng cặn lắng hoặc thay đổi màu sắc, mùi bất thường.
- Tránh những sản phẩm có mùi nồng, có chứa những thành phần mà bạn dễ dị ứng.
- Tránh nắng kỹ trong quá trình sử dụng, đặc biệt với những người có tiền sử viêm da thực vật ánh sáng, dị ứng bụi cỏ, nhạy cảm ảnh sáng….
Không sử dụng với các trường hợp sau:
- Da nhạy cảm hoặc trên vết thương hở.
- Mụn nặng, số lượng viêm nhiều.
- Sản phẩm không công bố thành phần, Cơ sở sản xuất và các thông tin cơ bản.
- Không sử dụng nếu như bạn đang có kế hoạch mang thai, đang “lang thai hoặc cho con bú trừ khi được bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm đồng thuận.
Cách xử lý với các trường hợp xấu:
- Rửa ngay với nước sạch ngay khi thấy triệu chứng khó chịu tại vùng da có thoa sản phẩm.
- Ngưng sử dụng sản phẩm và đi khám bác sĩ ngay khi có biểu hiện bất thường (đỏ da, hình thành mụn nước, bong da nhiều, ngứa, đau rát, rỉ dịch, bùng phát mụn viêm, mủ, phát ban da, sưng môi miệng hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác).
Lời khuyên
Khi dùng bất kỳ một sản phẩm nào trên cơ thể, chúng ta cũng cần xây dựng trên nguyên tắc thận trọng cho đến khi có những đánh giá toàn diện về các thành phần của nó. Với những thứ không rò ràng, tốt nhất nên hạn chế sử dụng để tránh tình trạng mụn pha triển theo chiều hướng xấu.