Việc cạo râu đóng vai trò như một cách tẩy tế bào chết tự nhiên, giúp làm thông thoáng các lỗ nang lông nhưng nếu cạo râu sai cách hoặc sử dụng các sản phẩm không thích hợp có thể khiến cho tình trạng mụn nặng hơn.
Nội dung bài viết
1. Cạo râu cho da mụn như thế nào cho đúng
1.1 Tác động tiêu cực của việc cạo râu không đúng cách
- Thường xảy ra với những loại dao cạo nhiều lưỡi vì tác động lưỡi dao kép làm nâng các sợi râu lên để cắt sạch sâu xuống phần bên dưới mặt phẳng da và có thể hình thành những tổn thương nhỏ trên nên những tổn thương mụn viêm sẵn có, làm nặng thêm tình trạng mun.
- Cạo râu không đúng cách có thể gây hình thành những sợi râu PC ngược, bật ra ngay sau khi cạo, nhưng đầu sắc nhọn của râu lại dâm ngược lại vào da và gây viêm.
- Cọ xát da bởi dao cạo râu thường xuyên có thể gây kích ứng
- Việc Cọ xát da bởi dao da ở một số người.
- Dị ứng với kem cạo râu hoặc chất liệu thành phần kim loại được dùng làm dao cạo.
1.2 Chọn dao cạo râu như thế nào?
- Sử dụng loại dao cạo đơn (một lưỡi) để không cắt quá sát gốc sợi râu, tránh làm chà xát hoặc tổn thương thêm những tổn thương mụn viêm sẵn có.
- Với những người da mụn và nhạy cảm thì nên lựa chọn loại dao cạo râu điện, có độ sắc vừa phải vì chúng được thiết kế một lớp kim loại mỏng bao phủ các lưỡi dao, nhẹ nhàng hơn cho da nhạy cảm.
- Khi cao có thể lướt qua mỗi vị trí hai hoặc ba lần, khi có dấu hiệu kích ứng, đau rát thì hãy ngừng lại ở một hoặc hai lượt là đủ.
ĐIỀU CẦN NHỚ
Sát khuẩn dao trước khi cạo, cạo xuôi theo chiều mọc của sợi râu để tránh kích ứng. Không quá kéo căng da khi cạo. Bảo quản dao cạo râu nơi khô ráo hoàn toàn để tránh việc tăng sinh vi khuẩn khi để trong môi trường ẩm ướt hoặc phòng tắm.
1.3 CHỌN BỌT CẠO RÂU NHƯ THẾ NÀO?
- Bọt cạo râu kết hợp với thành phần benzoyl peroxide cũng là lựa chọn cho những người da mụn.
- Nên tránh những bọt cạo râu có chứa isobutane hay propane vì chúng có khả năng gây kích ứng cao, đặc biệt đối với da nhạy cảm. Thay vào đó, hãy chọn loại có mác “sen-sitive skin”(da nhạy cảm) hoặc gel cạo râu có thành phần dưỡng ẩm, kháng sinh tại chỗ.
1.4 Làm gì để hạn chế tình trạng kích ứng da khi cạo râu?
1.4.1 Trước khi cạo râu
- Theo hướng dẫn của Viện Hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ, thời điểm tốt nhất để cạo râu là sau khi tắm hoặc rửa mặt xong.
- Để giảm thiểu được nguy cơ xuất hiện những sợi lông quặm, mọc ngược và kích thích da, hãy sử dụng nước ấm và kích thích bong da thường xuyên (bằng phương pháp hóa học, cơ học hoặc sinh học).
- Sử dụng bàn chải dành cho cạo râu hoặc các đầu ngón tay với thao tác xoay tròn, nhẹ nhàng để hạn chế những sợi râu quặm.
- Sát trùng dao cạo râu bằng cồn để loại bỏ vi khuẩn.
- Không nên mạnh tay khi cạo, sử dụng lực vừa phải tránh gây kích ứng da.
1.4.2 Sau khi cạo râu
Có một nguyên nhân khác làm da dễ bị kích ứng, khó chịu đó là các nhiễm trùng nhỏ bên dưới da (thường được khởi phát bởi các sợi lông quặm) hoặc da quá khô. Do vậy, sau khi cạo nên kết hợp tuần tự một số thao tác khác như:
- Rửa bằng nước ấm.
- Rửa lại bằng nước mát: để giúp giảm viêm, làm dịu da.
- Thoa nước hoa hồng hoặc nước cây hạt phỉ (có hoạt tính kháng Viêm lớn hơn), tránh các sản phẩm có chứa cồn hoặc hương liệu.
- Thoa dưỡng ẩm: sử dụng dưỡng ẩm không chứa dầu hoặc kháng sinh bội tại chỗ dạng gel hoặc lotion để thay thế.
- Rửa sạch dao cạo râu và bảo quản nơi khô ráo khi lưỡi dao đangcòn sử dụng tiếp được.
Nếu như đã thực hiện tốt tất cả những hướng dẫn trên mà vẫn gặp phải tình trạng kích ứng da hoặc bùng phát mụn thì hãy thử xem xét đổi loại dao cạo râu và cách cạo râu phù hợp. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.
2. Cạo lông mặt khi da bị mụn, có nên không?
Nếu việc cạo râu chỉ diễn ra ở nam giới, thì việc cạo lông mặt lại trở thành thói quen của nhiều người, ở cả nam và nữ.
Những sợi lông khi mọc rậm bất thường ở nữ giới gây ra không ít phiền phức, ảnh hưởng đến tâm sinh lý như lo âu, trầm cảm, giảm tự tin và chất lượng sống. Trên thực tế, khoảng 22% phụ nữ gặp phải tình trạng mọc lông khó chịu xuất hiện ở vùng môi trên và cằm. Tuy nhiên, một số người không gặp bất cứ vấn đề gì về việc rậm lông bất thường, nhưng vẫn cạo lông mặt như một thói quen nhằm mục đích tạo một bề mặt da mịn màng, dễ trang điểm.
2.1 Cạo lông mặt không đúng cách có làm nặng thêm tình trạng mụn không?
Việc cạo lông mặt không đúng cách có thể gặp phải những va tương tự được đề cập trong việc cạo râu ở nam giới như:
- Dễ khiến da bị kích ứng, viêm nang lông hoặc nổi mụn nếu cạo không đúng cách
- Hình thành các sợi lông quặm mọc ngược, làm phát tán tổn thương do virus, thường gặp trên da mặt (ví dụ như nốt hạt cơm phẳng…).
- Có thể gặp các vết cắt, xước nếu không cẩn thận.
Đối với các tình huống thông thường: Lông mặt mỏng và nhạt, không gây ra nhiều vấn đề về thẩm mỹ thì không nên cạo. Vì nếu lạm dụng sẽ khiến da mặt bị mất đi lớp bảo vệ, trở nên rát, nhạy cảm hơn, khiến lông mặt có xu hướng mọc rậm hơn và có nguy cơ gặp phải các tổn thương như đã trình bày ở trên.
Đối với da mụn và da nhạy cảm: Không nên cạo, đặc biệt là khi có mụn viêm sẽ dễ hình thành các tổn thương mới hoặc khiến mụn viêm mủ dễ lây lan, làm nặng thêm tình trạng hiện có. Thậm chí là da mặt có thể bị dị ứng, kích ứng với các sản phẩm được sử dụng trong quá trình trước, trong và sau khi cạo. Da nhạy cảm là vấn đề gây ra rất nhiều khó khăn trong chăm sóc cũng như trị liệu. Trong trường hợp nếu tình trạng lông mặt gây khó chịu thì tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ điều trị để lựa chọn những phương án điều trị phù hợp với tình trạng của bạn nhất.
Đối với tình trạng rậm lông bất thường: Những trường hợp gặp phải nhiều vấn đề về thẩm mỹ, gây ra những mặc cảm, tự ti thì bạn có thể áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, cần lưu ý đến cách sử dụng dao cạo, lưu ý trước và sau khi cạo.
Ngoài ra, có nhiều phương án triệt lông hiện nay đi từ những biện Pháp đơn giản tại nhà cho đến những thủ thuật được tiến hành bởi các bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một giải nào tối ưu cho tất cả các vị trí trên cơ thể, tùy vào đặc trưng từng vùng, diện tích và lượng lông mọc cũng như độ tuổi, mối quan tâm và ưa thích của mỗi người mà việc lựa chọn phương án điều trị cũng khác nhau.
Một số ưu và nhược điểm của từng phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn cho việc cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân:
Phương pháp | Vị trí áp dụng | Ưu điểm | Nhược điểm |
Nhổ lông | Mặt, lông mày, vùng bikini. | – Chi phí thấp
– Để mọc lông lại sẽ cần vài tuần. (6-8 tuần) |
– Đau
– Mất nhiều thời gian – Thực hiện trên diện rộng có thể gây xơ hóa, tạo sẹo hoặc lông quặm |
Wax triệt lông | Mặt, lông mày, bẹn, thân mình, tay chân. | Cần vài tuần để mọc lại. | – Gây đau
– Bết dính – Hiệu quả chậm – Nguy cơ viêm nang lông – Có thể gây bỏng rộp da do nhiệt. |
Kem triệt lông | Tay chân, nách, mặt. | Tác dụng nhanh, chóng. | – Có thể gây kích ứng, dị ứng da
– Mọc lại trong vòng vài ngày đến hai tuần. |
Điện đi | Tất cả các vùng nhưng thường dùng cho mặt. | Có thể mang lại hiệu quả lâu dài (sử dụng hóa chất hoặc thực hiện nhiệt để phá hủy nang lông). | – Gây đau
– Cần nhiều lần thực hiện – Rất tốn thời gian – Chi phí cao – Nguy cơ hình thành sẹo và rối loạn sắc tố. |
Laser và IPL | Tất cả các vùng | – Tác động mang lại có thể kéo dài.
– Hiệu quả |
– Gây đau
– Cần nhiều lần thực hiện – Lông đen hoặc đậm màu thì mới có hiệu quả cao – Chi phí cao – Nguy cơ hình thành sẹo và rối loạn sắc tố – Ghi nhận hiện tượng rậm lông nghịch lý sau liệu trình |
Thuốc bôi Eflornithine 13.9% | Vùng mặt, cổ. | – Sau khi ngưng sử dụng, lông mọc lại sau khoảng 2 tháng
– Tác dụng phụ tối thiểu – Có thể kết hợp với các phương án khác – Đã được FDA chấp thuận sử dụng. |
Cần sử dụng kiên trì để phòng tái phát (sau khi ngưng điều trị khoảng 8 tuần thì có khả năng xuất hiện trở lại như trước điều trị). |
Thuốc uống kháng androgen và viên uống tránh thai | Tất cả các vùng trên cơ thể đều chịu tác động chung | – Cần sử dụng vài tháng mới thấy hiệu quả
– Có một số tác dụng phụ – Cần điều trị dài hơi. |
Những lựa chọn điều trị vừa rồi đều có những điểm hạn chế của nó và tính hiệu quả cũng có sự dao động lớn, các phương pháp cũng khác nhau về giá thành, cảm giác khi thực hiện. Do đó, bạn cần thảo luận kỹ từng vấn đề, mong muốn của mình bác sĩ trước khi bắt tay điều trị để có sự tuân thủ và mang lại hiệu quả tốt nhất.