Ban có đang nghĩ rằng kem chống nắng làm cho da trở nên nhờn và làm khởi phát mụn trứng cá? Bạn muốn bảo vệ da của mình khi đi ra ngoài trời mà không ở trong tình trạng bức bí làn da? Trái ngược với định kiến của nhiều người, kem chống nắng thực chất không cần thiết phải kiêng cữ ở những người có da nhờn mụn, thậm chí còn rất cần thiết, bởi một số thuốc thoa và phương pháp trị mụn thường dễ bắt nắng.
Nội dung bài viết
1. Làn da mụn chịu ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời như thế nào?
Mặt trời như một lò phản ứng hạt nhân khổng lồ với những bước sóng và bức xạ khác nhau, trải dài từ tia cực tím (UV) đến các ánh sáng hồng ngoại. Trong đó, bước sóng càng ngắn thì bức xạ càng cao, khả năng tàn phá da càng lớn.
Đối với một làn da bình thường, các tia tử ngoại có thể khiến da bị tàn phá nghiêm trọng.
Tia UVB chiếm một nửa tổng số bức xạ mặt trời, nó xuất hiện nhiều nhất khi trời nắng gắt (thời điểm từ 10 giờ -16 giờ) và có thể xâm nhập vào tầng biểu bì gây ra cháy nắng, khô nứt, nám, tàn nhang, đồi mồi, kích ứng, ung thư da. Tia UVA xuất hiện bất cứ khi nào có ánh sáng, dù là mùa đông hay mùa hè. UVA có thể xâm nhập qua cửa kính và sâu dưới tầng hạ bì, gây ra sạm, nám da, làm suy giảm sức đề kháng của da và là tác nhân trực tiếp gây ra lão hóa da ngoại sinh.
Với da mụn vốn đã yếu và dễ kích ứng thì ánh nắng mặt trời có thể khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số tác động của ánh nắng gây ra đối với da mụn:
- Gia tăng khả năng bắt nắng và làm đen, sạm da: Những người bị mụn thường sử dụng các sản phẩm kích thích bong sừng như: AHAS, BHA, retinoid, benzoyl peroxide, azelaic acid… và gần như loại nào cũng gây gia tăng bắt nắng. Ngoài ra, một số loại thuốc được sử dụng dưới dạng đường uống trị mụn như kháng sinh nhóm tetracycline… hoặc các liệu trình can thiệp như peel da bằng hóa chất, laser… cũng khiến cơ thể nhạy cảm với ánh nắng hơn.
- Vết thâm mụn khó cải thiện: Bộ đôi mụn và thâm mụn dường như luôn song hành cùng với nhau. Ánh sáng mặt trời sẽ làm gia tăng tình trạng thâm mụn bởi nó kích hoạt sắc tố melanin (sắc tố nâu xuất hiện để bảo vệ da khỏi tình trạng nóng, rát) khiến da sạm và các vết thâm mụn trở nên sậm màu, khó cải thiện hơn.
- Ức chế hoạt động miễn dịch của các tế bào bảo vệ da: Ánh nắng mặt trời khiến da lão hóa sớm, suy giảm hệ miễn dịch của da từ đó làm tăng nguy cơ ung thư da và làm nặng thêm tình trạng mụn.
2. Kem chống nắng phổ rộng và ý nghĩa các chỉ số SPF, PA
2.1 Kem chống nắng phổ rộng (Broad spectrum sunscreen) là gì?
Thị trường kem chống nắng tại Mỹ và châu Âu sử dụng cụm từ này để chỉ loại kem chống nắng có thể bảo vệ da toàn diện khỏi cả tia UVA lẫn UVB trong ánh nắng mặt trời.
2.2 Ý nghĩa các chỉ số trong kem chống nắng
2.2.1 Chỉ số SPF là gì?
SPF (Sun Protection Factor) là khả năng cản tia UVB của sản phẩm và phòng ngừa bỏng nắng so với da không được bảo vệ.
Ví dụ:
– SPF 2: Là lượng tia UVB mà da nhận được là 1/2 sau khi đã bị lượng kem chống nắng có SPF 2 – Khả năng chống UVB là 50
– SPF 10: Là lượng tia UVB mà da nhận được là 1/10 sau khi . đủ lượng kem chống nắng có SPF 10 – Khả năng chống UVB là 90%.
Chỉ số SPF | Khả năng chống UVB |
SPF 10 | 90% |
SPF15 | 93% |
SPF30 | 97% |
SPF 50 | 98% |
SPF 70 | 98.6% |
SPF 100 | 99% |
Bảng mức độ chống UVB theo chỉ số SPF
LƯU Ý:
– Chỉ số SPF càng cao thì khả năng cản tia UVB càng lớn (khá này gây bít, sinh nhân mụn càng cao)
– Theo quy định của FDA, giới hạn mức SPF ghi trên nhãn mạo phẩm không vượt quá 50.
– Chỉ số SPF thường được khuyến cáo ở mức SPF trên 30.
2.2.2 Chỉ số PA là gì?
Pa và các dấu cộng (+) biểu thị khả năng chống tia UVA (ký hiệu – cho kem chống nắng ở thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc). PA c càng nhiều dấu cộng thì khả năng chống tia UVA càng cao.
PA | Khả năng chống UVA |
PA+ | 50-74% |
PA++ | 75-85% |
PA+++ | 99-93% |
PA++++ | >94% |
Bảng mưc độ chống UVA theo chỉ số PA
3. Sử dụng kem chống nắng như thế nào cho đúng
3.1 Nên chọn loại kem chống nắng nào
Kem chống nắng vật lý (Sunblock) giống như một tấm khiên bảo vệ da, hoạt động trên nguyên lý phản xạ lại các tia UV, phát tán tia UV ngược trở lại và ngăn chặn không cho tia tử ngoại xuyên qua da. Ngược lại, kem chống nắng hóa học lại hoạt động giống như melanin của cơ thể, chúng hấp thu và chuyển hóa tia UV thành năng lượng nhiệt và giải phóng nhiệt ra khỏi da.
Để nâng cao hiệu quả bảo vệ, giảm thiểu các nhược điểm của từng loại chống nắng đơn thuần thì dạng hỗn hợp cũng được xây dựng ung nhanh chóng chiếm thị phần trên thị trường hiện nay.
Mẹo phân biệt các loại kem chống nắng:
Thay vì phải nhớ bảng thành phần dài dòng của các loại kem chống nắng thì có một cách đơn giản nhất để phân biệt chúng, đó là: Thành phần của kem chống nắng vật lý chỉ xuất hiện đơn thuần một trong hai chất chống nắng (hoặc cả hai chất) là: “Zinc Oxide” và “Titanium Dioxide”.
Nếu thành phần của sản phẩm có thêm một chất chống nắng khác phối hợp với một trong hai, hoặc cả hai chất này thì đó là kem chống nắng hỗn hợp. Kem chống nắng hóa học sẽ không có sự xuất hiện của cả hai chất này.
Dĩ nhiên, đây chỉ là mẹo để phân biệt một cách nhanh chóng và có thể chỉ đúng một cách tương đối trong thời điểm hiện tại. Bởi hiện nay một số chất khác cũng đang được xem xét bổ sung vào nhóm kem chống nắng vật lý để tăng hiệu quả và giảm đi các nhược điểm vốn có.
Nên chọn loại kem chống nắng nào?
Trong chế độ chăm sóc da mụn và da nhạy cảm, việc lựa chọn kem chống nắng vật lý mang lại nhiều ưu điểm mà kem chống nắng hóa học không có:
- Chống nắng phổ rộng tự nhiên, bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB.
- Lành tính, ít gây kích ứng da, phù hợp cho da nhờn mụn và da nhạy cảm, ngược lại kem chống nắng hóa học có thể gây ra trường hợp da ửng đỏ, hình thành đốm, kích ứng với nhiệt độ. Ngoài ra, nhiều kem chống nắng hóa học có thể làm thay đổi một số hormone trong cơ thể và cần tránh sử dụng ở trẻ em.
- Có tác dụng ngay sau khi thoa mà không cần chờ thời gian thẩm thấu, trong khi kem chống nắng hóa học cần chờ 15-30 phút mới bắt đầu có hiệu quả trên da.
- Kem chống nắng vật lý bền vững dưới ánh nắng trực tiếp (môi trường khô ráo) nhưng kem chống nắng hóa học sẽ mất tác dụng chỉ sau 2-3 tiếng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Với da mụn khó kiểm soát, da nhạy cảm hoặc phụ nữ mang thai thì kem chống nắng vật lý với những ưu điểm kể trên có thể là lựa chọn an toàn.
Tuy nhiên, một nhược điểm chính ở kem chống nắng vật lý đó là làm Cho da trở nên trắng bợt sau khi thoa. Bạn có thể khắc phục nhược | diem này bằng cách sử dụng phấn phủ nếu cần thiết.
Ngoài ra, kem chống nắng hóa học hay hỗn hợp được thiết kế với công thức không sinh nhân mụn, ít dị ứng… (không nhất thiết phải thuần vật lý) cũng là một lựa chọn tốt với da mụn hoặc nhạy cảm.
3.2 Thoa lượng kem chống nắng bao nhiêu là đủ
Kem chống nắng chỉ phát huy tối đa công dụng khi thoa đủ lưng tiêu chuẩn, thoa đúng cách và không vận động mạnh hoặc trong môi trường khô ráo, Để đạt được hiệu quả của SPF trên sản phẩm, bạn cần phải thoa với lượng sản phẩm t nhất 2 mg/ cm. Có nghĩa là bạn phải dùng một lượng tương đương với khoảng 1/6 thìa cà phê kem chống năng để đủ cho vùng mặt và 1/4 thìa dùng cho cả vùng mặt và cổ.
Sau đây là bảng gợi ý cho lượng kem chống nắng cần sử dụng để đạt được hiệu quả bảo vệ tối ưu.
Bảng gợi ý lượng kem chống nắng đủ cho da
Bộ phận cơ thể | Diện tích (cm2) | Lượng KCN khuyến cáo (mg) | Quy đổi ra thìa đong (tsp) |
Mặt – nữ | 380 | 760 | ~1/8 |
Mặt – nam | 453 | 906 | ~1/6 |
Mặt và cổ | 685 | 1370 | ~1/4 |
Tay phải | 1557 | 3314 | ~1/2 |
Tay trái | 1557 | 3114 | ~1/2 |
Lưng | 3114 | 6228 | ~1 – 11/8 |
Ngực | 3114 | 6228 | ~ 1 – 11/8 |
3.3 Sử dụng kem chống nắng như thế nào cho da nhờn mụn.
3.3.1 Sử dụng kem chống nắng ở bước nào của quy trình chăm sóc da mụn?
Quay trở lại bốn bước chăm sóc da cơ bản đã được đề cập ở mục “Những nguyên tắc chung trong chăm sóc da mụn” thì chống nắng luôn luôn là bước chăm sóc da Cuối Cùng (trước bước trang điểm, nếu có).
3.3.2 Tại sao cần dưỡng ẩm trước khi bôi kem chống nắng.
Kem chống nắng giống như một lớp màng bảo vệ da khỏi tia UV. Nếu thoa kem chống nắng trước thì các chất trong kem dưỡng ẩm đã bị cản trở bởi lớp màng này, như vậy hiệu quả dưỡng ẩm sẽ giảm tác dụng đáng kể, đặc biệt đối với các sản phẩm chứa các thành phần làm mềm và giữ ẩm. Còn kem chống nắng lại không phát huy hết tác dụng của nó, thậm chí còn bị phá hủy công thức chống nắng vốn có, | Ngược lại, khi thoa chống nắng trên một nền da đã được cân bằng nước tốt (Có dưỡng ẩm trước) sẽ làm cho quá trình thoa sản phẩm trở nên dễ dàng hơn, tạo bề mặt có tính thẩm mỹ cao hơn và da Cung ít bị kích ứng hơn khi sử dụng. Chính vì thế, cần thoa dưỡng an cho da trước (chờ một vài phút để da thẩm thấu dưỡng chất), Sau đó mới thoa kem chống nắng.
3.3.3 Trong trường hợp da quá nhờn thì có cần dưỡng ẩm rồi mới bôi kem chống nắng không?
Trả lời: Có, và khắc phục tình trạng nhờn bằng cách sử dụng loại dưỡng ẩm và chống nắng dạng gel lỏng, thông thoáng, không bít tắc, không sinh nhân mụn, có chứa những thành phần có hoạt tính kiềm nhờn…
Ngoài ra, bạn cần xem xét liệu trình trạng da của bạn có thực sự đang gặp phải hiện tượng tăng tiết nhờn quá mức do quá trình cân bằng nước, cân bằng nhờn trên da bị rối loạn hay không? Trong bối cảnh này thì dưỡng ẩm sẽ là điều mà bạn cần hơn hết. Nếu vẫn còn lo lắng khi sử dụng cả hai sản phẩm dưỡng ẩm và chống nắng sẽ khiến da nhờn hơn, bạn có thể thử áp dụng các sản phẩm vừa có đặc tính dưỡng ẩm, chống oxy hóa và chống nắng trong cùng một sản phẩm. Tuy nhiên, cần lưu ý kỹ thành phần chống nắng, đảm bảo không chứa các chất gây bít tắc hoặc hình thành nhân mụn. Trong trường hợp da vẫn quá nhờn, hãy xem lại “Nguyên tắc kiểm nhờn cho da nhờn mụn” đã được đề cập trước đó.
3.3.4 Bôi lại kem chống nắng như thế nào cho đúng?
Thông thường, nguyên tắc khi sử dụng kem chống nắng là bôi lại sau 2-3 tiếng khi ở ngoài trời nắng liên tục. Nhưng có rất nhiều thắc mắc liên quan đến việc: Bôi lại là bội chồng lên lớp chống nắng cũ hay cần rửa mặt bằng sữa rửa mặt, tẩy trang sạch rồi mới bôi lại?
Trả lời: Hiện tại cũng chưa có nhiều nghiên cứu so sánh về hiệu quả giữa các phương pháp thoa lại kem chống nắng. Tuy nhiên, chúng tôi có thể đưa ra cho bạn một số lời khuyên dựa trên những khuyến cáo đã có:
Nên rửa mặt bằng nước thường hoặc dùng gạc thấm nước (toner, xịt khoáng lau nhẹ nhàng, sau đó cho da khô rồi bôi lại kem chống nắng (không nên sử dụng sữa rửa mặt quá 2 lần mỗi ngày).
Những thao tác này có thể mang lại một số lợi ích như:
- Rửa mặt bằng nước thường giữa các lần thoa lại kem chống nắng để tránh làm mất đi quá nhiều các yếu tố bảo vệ da tự nhiên.
- Sử dụng miếng gạc, thấm ướt với toner hoặc xịt khoáng rồi lau nhẹ nhàng, sau đó bôi kem chống nắng sẽ giúp da vừa được làm sạch, đồng thời cũng được cấp ẩm vừa phải.
Ngoài ra, đối với những bạn chỉ làm việc trong môi trường văn phòng, thời gian ra ngoài không đáng kể thì sẽ không cần phải thoa lặp lại mỗi 2-3 tiếng như khi hoạt động ngoài trời liên tục. Bởi những nghiên cứu gần đây cho thấy hiệu quả chống nắng không
giảm đi quá nhiều với kem chống nắng phổ rộng SPF 50 được sử | dụng đúng lượng khuyến cáo.
Trong trường hợp bất đắc dĩ, bạn vẫn có thể bôi kem chống nắng chồng lên lớp cũ, nhưng đừng áp dụng quá thường xuyên để tránh tình trạng bít tắc trên da.
3.3.5 HẬU QUẢ CỦA VIỆC DÙNG KEM CHỐNG NẮNG CÓ ĐỘ CHE PHỦ CAO MÀ KHÔNG TẨY TRANG?
Thực tế, tẩy trang được sinh ra nhằm mục đích làm sạch các kết cấu bền vững, dày đặc thường gặp trong các sản phẩm trang điểm. Trong trường hợp sử dụng các loại kem chống nắng có kết cấu dày đặc, độ che phủ cao, nhưng lại không tẩy trang cuối ngày sẽ dễ dẫn đến trường hợp bít tắc và sinh mụn. Vì vậy, đừng bỏ qua tẩy trang trong trường hợp này nhé.
4. Một số lưu ý khác khi lựa chọn kem chống nắng cho da nhờn
- Đối với da nhờn mụn, để tránh gây bít tắc, nên chọn loại trên thành phần có ghi chữ “No sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil free” (không dầu), có kết cấu dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da.
- Chọn kem chống nắng có phổ rộng ngăn cản tia UVB (gây bỏng nắng) và UVA (tia có độ đâm xuyên lớn hơn, gây ra các vết nhăn và lão hóa).
- Công thức càng đặc càng dễ gây nhờn, bí cho da, vì thế nên chọn loại có kết cấu dạng lotion hoặc dạng gel thay vì dạng kem.
- Hạn chế sử dụng kem chống nắng có tính năng chống nước cao cho da nhờn mụn vì chúng rất khó để loại bỏ sạch, khiến cho tình trạng da càng ngày càng tệ đi..
- “Non comedogenic”, “non-acnegenic” trên nhãn mác là thông tin cho biết chúng không gây bít tắc lỗ chân lông.
- Chú ý các chất hóa học như PABA và benzophenone có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm.
- Có thể sử dụng viên uống chống nắng kèm theo việc thoa kem chống nắng để trung hòa bớt các gốc tự do làm tổn hại đến da.
Cho đến nay, không có một giải pháp nào có thể mang lại được hiệu quả chống nắng toàn bộ; do đó, cần kết hợp nhiều phương pháp.
5. Viên uống chống nắng sử dụng khi nào?
5.1 Có nên sử dụng viên uống chống nắng thay cho kem chống nắng không?
Trả lời: Không! Viên uống chống nắng chỉ là lựa chọn bổ sung nhằm tăng cường hiệu quả chống nắng và trung hòa các gốc tự do (nguyên nhân chính gây nên tình trạng lão hóa nhanh và ung thư da) được sinh ra do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Theo thông báo đưa ra tháng 5 năm 2018 của FDA, một số thông điệp quảng cáo về viên uống chống nắng trên thị trường có thể gây ra những hiểu nhầm về vai trò của các viên uống này trong việc làm giảm nguy cơ bỏng nắng, ngăn chặn lão hóa, bảo vệ da khỏi ung thư. FDA cũng yêu cầu các công ty sản xuất các dạng viên uống chống nắng phải có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng hiểu đúng về tác động của sản phẩm, địa chỉ tra cứu và tránh việc gán các nhãn mác dễ gây hiểu nhầm cho người dùng.
Đồng thời cũng nhấn mạnh rằng: “Không có một viên uống nào có thể thay thế được kem chống nắng”.
5.2 Viên uống chống nắng nên sử dụng trong trường hợp nào?
Có thể sử dụng kết hợp với kem chống nắng để tăng hiệu quả chống nắng trên nhiều phương diện. Nếu không có điều kiện tài chính, không nhất thiết phải mua viên uống chống nắng để sử dụng, thay vào đó hãy sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF 30 50 phù hợp với tình trạng da của mình, kèm theo các biện pháp bảo vệ vật lý khác. Bên cạnh đó, không quên tăng cường chế độ ăn khỏe mạnh, giàu các chất chống oxy hóa với các thành phần tương ứng trong viên uống chống nắng.
Trong trường hợp da mới trải qua các đợt trị liệu kỹ thuật cao như: Peel da, lần kìm, laser… thì việc sử dụng viên uống chống nắng (trong những ngày đầu chưa thể sử dụng kem chống nắng) là một lựa chọn hợp lý Nhìn chung, viên uống chống nắng sẽ được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để xác định tính an toàn và hiệu quả của chúng.
Không có một viên uống nào có thể thay thế được kem chống nắng.
6. BẢO VỆ DA NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỪ ÁNH NẮNG MẶT TRỜI?
Có rất nhiều cách để hạn chế tác động tiêu cực từ ánh nắng mặt trời lên da, dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn:
- Tránh ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều bởi đây là thời gian mà ánh sáng có cường độ mạnh nhất.
- Thoa ít nhất 30 phút trước khi ra nắng, kể cả những ngày trời nhiều mây.
- Thoa lại kem chống nắng thường xuyên ít nhất là sau 2-3 tiếng, sau khi bơi hoặc ra nhiều mồ hôi.
- Nếu hoạt động liên tục ngoài trời hoặc có cường độ cao như: Leo núi, tắm biển, xây dựng… nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF cao hơn.
- Mặc các trang phục che chắn tốt như mũ rộng vành, găng tay dài và quần áo chống nắng, áo khoác, khẩu trang dày – tối màu, kính râm (chống tia UV).
- Tránh những ánh sáng phản xạ từ cát, nước.
- Tránh nhuộm da nâu.
- Sử dụng kem chống nắng phổ rộng trước khi ra ngoài nắng hoặc những nơi có ánh nắng mặt trời hắt vào như: Cửa sổ, xe hơi, dưới bóng cây…
Một số lưu ý đối với các vật dụng chống nắng dưới đây có thể giúp cho bạn chống nắng hiệu quả hơn.
Khả năng chống nắng cao hơn | Khả năng chống nắng thấp hơn |
Vải dệt chặt | Vải dệt thưa |
Vải dày | Vải mỏng |
Vải tối màu | Vải sáng màu |
Chất liệu tổng hợp | Chất liệu cotton |
Chất liệu bóng | Chất liệu không bóng |
Quần áo khô | Quàn áo ướt |