Mặt nạ cho da mụn

Mặt nạ cho da mụn

Thời kỳ Ai Cập cổ đại, nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng với làn da tuyệt đẹp và thói quen đắp mặt bằng sữa chua. Thực ra, nữ hoàng không biết rằng mình đang dùng acid lactic – là một dạng alpha hydroxy acid để tẩy da chết, nó làm những vết thâm nhanh mờ đi và có tác động trẻ hóa da. Ngày nay, mặt nạ được thiết kế để điều trị nhiều vấn đề về da.

1. Cách chọn mặt nạ tốt cho da mụn

Mặt nạ trị mụn không chỉ giúp hấp thu lượng dầu thừa, mà còn giúp phân tán các thành phần trị mụn vào da tốt hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng mặt nạ, chứa thành phần sinh nhân mụn có thể càng làm cho da mặt tệ hơn nữa. Vì vậy, một mặt nạ tốt cần được lựa chọn một cách kỹ lưỡng.

Sau đây là một số vấn đề mà bạn cần lưu ý:

  • Chất nền được dùng cho mặt nạ: Đất sét hoặc bùn khoáng chứa những thành phần như: Clay, kaolin, fuller’s earth, multani mitti. rất thích hợp cho những người da nhờn.
  • Hoạt chất trong mặt nạ được lựa chọn tùy thuộc vào từng vấn đề da: Mặt nạ trị mụn hiện có trên thị trường thường có chiết xuất từ mật ong, cây sầu đâu (neem), dầu tràm trà, chanh…
  • Không chứa thành phần sinh mụn: Cần phải đảm bảo rằng mặt nạ đang sử dụng không chứa những thành phần sinh mụn.

Các công thức đắp mặt nạ tự chế có chứa tính acid cao thường không được khuyến khích sử dụng vì sẽ rất dễ khiến da kích ứng. (Bạn đọc có thể xem thêm mục “Sản phẩm thiên nhiên trị mụn và những sự thật đằng sau!” để cân nhắc trước khi sử dụng những loại sản phẩm này).

2. Những lưu ý khác khi đắp mặt nạ

2.1 Lưu ý trước khi đắp mặt nạ

  • Đối với các sản phẩm chăm sóc, điều trị thông thường – cần ngưng hoặc thay đổi trước khi đắp mặt nạ.
  • Nền da cần được làm sạch và được cấp ẩm tốt: Đảm bảo da hấp thu dưỡng chất trong mặt nạ tốt nhất.

2.2 Lưu ý sau khi đắp mặt nạ

  • Tránh nắng kỹ: Sử dụng sản phẩm chống nắng phổ rộng và các biện pháp vật lý khác, đặc biệt đối với các loại mặt nạ có thành Phần kích thích bong sừng da như các AHAS, BHA, retinol…
  • Làm sạch da: Đối với những loại mặt nạ được thiết kế với những thành phần không nên lưu lại trên bề mặt da quá lâu, cần chú ý bước làm sạch.
  • Luôn chú ý đến phản ứng của da sau mỗi lần đắp mặt nạ: Để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời đối với các triệu chứng kích ứng da, đỏ da, mụn nước, ngứa… Đặc biệt là các mặt nạ có chứa những thành phần hoạt tính như: Tinh dầu tràm trà, tinh dầu chanh sả… hoặc được sử dụng bởi những người có da nhạy cảm.

 2.3 Lưu ý về thời gian và tần suất đắp mặt nạ

  • Tần suất sử dụng hợp lý: Chỉ nên sử dụng không quá hai lần mỗi tuần và điều chỉnh tùy thuộc vào vấn đề da mà bạn đang gặp phải.
  • Thời điểm đắp mặt nạ: Tốt nhất là vào buổi tối, trước các bước chăm sóc da cơ bản. Đặc biệt, đối với những bạn đắp mặt nạ có tính acid hoặc những công thức tương tự thì nên đắp vào buổi tối. Bởi những thành phần hoạt tính psoralen gây nhạy cảm ánh sáng trong đó có thể gây nên các phát ban mụn nước, đỏ da, thâm đen… nêu ) xúc ánh nắng ngay sau khi sử dụng.
  • Thời gian đắp mỗi lần: Trung bình từ 10-30 phút tùy thuộc vào từng loại mặt nạ, từng phân loại da mà thời gian đắp mặt nạ có thể dài ngắn khác nhau. Nguyên lý chung là tránh để mặt nạ bị khô quá rồi mới lau vì sẽ rất dễ xảy ra tình trạng hút ẩm ngược.

3. Có nên sử dụng miếng dán mụn?

Miếng dán mụn được sử dụng với nguyên lý giúp mang những dẫn chất vào sâu nang lông, tác động được lõi trung tâm gây ra mụn trong thời gian dài nhất, đây cũng là cách để che dấu đi các tôn thương mụn viêm đỏ.

Tuy nhiên, cần quan tâm đến chuyện làm bít bề mặt thông thoáng của da mụn khi sử dụng sản phẩm này. Bên cạnh đó, việc sử dụng thành phần không rõ nguồn gốc trong một số loại miếng dán trôi nổi sẽ làm suy yếu miễn dịch tại chỗ và có thể làm mụn nặng hơn về lâu dài.

Từ khóa: mặt nạ cho da mụn, mat na cho da mun

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.