Nhiều thành phần có trong mỹ phẩm có thể khiến cho tình trạng mụn trở nên nặng nề hơn, hoặc góp phần trong quá trình hình thành nhân mụn. Trên thực tế, mụn sinh ra bởi mỹ phẩm được hiểu rằng có một số chất khi tiếp xúc với da sẽ có khả năng kích thích hoặc thúc đẩy quá trình tích tụ tế bào chết trong các nang lông, từ đó tạo điều kiện cho quá trình hình thành nhân mụn.

Nội dung bài viết
1.Tính sinh mụn trong các sản phẩm
1.1 Tá dược (hoặc tác nhân giúp phân tán thành phần hoạt tính
Chất nền hoặc dưỡng ẩm (giúp làm mềm, mịn, bổ sung độ ẩm và làm căng bóng da) thường dễ gây ứ đọng tế bào, bít tắc và hình thành mụn. Đặc biệt là nhóm sản phẩm dành cho da khô và da hỗn hợp.
1.2 Các thành phần làm mềm da (nhóm emollient)
Tinh dầu, chất béo, sáp ong, cồn béo, acid béo và các gốc ester nên tránh sử dụng đối với những người da nhờn vì rất dễ gây nổi mụn.
Để cụ thể hơn, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các thành phần có thể sinh mụn và không sinh mụn theo cấp độ từ cao đến thấp để giúp bạn có thể dễ dàng kiểm tra các sản phẩm mà mình đang sử dụng liệu có chứa quá nhiều thành phần gây bít tắc hay không. Nắm rõ điều này sẽ giúp bạn hạn chế các tác động xấu có thể gây ra do lựa chọn không đúng sản phẩm chăm sóc, điều trị.
Bảng mức độ sinh nhân mụn trong các sản phẩm
Tính sinh nhân mụn | Thành phần |
Cao | Acetylated lanolin, coal tar, coconut oil, cocoa butter, isopropyl linoleate, isopropyl myristate, isopropyl palmitate, isostearic acid, linseed oil, myreth 3 myristate, myristyl myristate, oleic acid, oleth-3, oleyl alcohol, squalene,… |
Trung bình | Butyl stearate, decyl oleate, grapeseed oil, isostearyl neopenta-noate, mink oil, lauric acid, most D&C red pigments, myristyl lactate, octyl palmitate, octyldodecanol, sorbitan oleate, soybean oil, tocopherol,… |
Nhẹ | Avocado oil, caprylic/capric triglycerides, corn oil, glyceryl searate, evening primrose pil, hexylene glycol, lanolin, lanolin alcohol, lauryl alcohol, olive oil, mineral oil, peanut oil, sesame oil, safflower oil, stearic acid, sunflower oil,… |
Không sinh nhân mụn | Allantoin, behenic acid, butylene glycol, carbomer, cetyl palmitate, castor oil, cholesterol, cyclomethicone, cyclopentasiloxane, dimethicone, glycerin, iron oxides, isopropyl alcohol, jojoba oil, lecithin, kaolin, octyldodecy stearate, octyldodecyl stearoyl stearate, octinoxate, octisalate, oxybenzone, panthenol, petrola – tum, phenyl Trimethicone, polysorbates, propylene glycol, propylene glycol dicaprate/dicaprylate SD alcohol, sodium hyaluronate, sodium PCA, sorbitol, soya sterol, squalane, tridecyl stearate, tridecyl trimellitate, zinc oxide, zinc stearate, water,.. |
2. Đi tìm “kẻ gây mụn dấu mặt”
Các bước xác định “kẻ dấu mặt” gây mụn
Bước 1: Xác định tình trạng da, mụn hiện tại, so sánh với tình trạng da trước đó, kiểm tra lại thời gian xuất hiện mụn và mức độ tình trạng mụn (da có nhờn không, mụn ẩn hay mụn viêm,..)
Bước 2: Rà soát lại tất cả các sản phẩm đang sử dụng và đã sử dụng gần đây, cùng sản phẩm đang sử dụng trong thời điểm hiện tại.
Bước 3: Đối chiếu với “Bảng mức độ sinh nhân mụn trong các sản phẩm” để tìm ra “kẻ dấu mặt”
Bước 4: Sau khi đã tìm ra, hãy ngưng việc sử dụng sản phẩm đó và theo dõi tình hình cải thiện của da sau khi ngưng sử dụng sản phẩm để điều chỉnh chế độ chăm sóc da và lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp.
Quá trình hình thành nhân mụn cần có thời gian để xuất hiện, đặc biệt là đối với những loại có tính sinh nhân mụn thấp thì cần phải có thời gian lâu hơn để thấy rõ (có thể mất đến 6 tháng). Với các tình trạng diễn biến nặng hoặc đột ngột hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa uy tín để được khám, đánh giá kỹ lưỡng hơn.